14 đường 31C, P. An Phú, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM

Lập báo cáo ĐTM
Loading...
AmericanViet Nam
Lập báo cáo ĐTM
Loading...
AmericanViet Nam

Lập báo cáo ĐTM

Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM (tiếng Anh là EIA) là cơ sở để doanh nghiệp biết rõ hơn về hiện trạng chất lượng môi trường của mình từ đó có thể đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả nhằm đạt các Tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Hơn nữa kết quả giám sát chất lượng môi trường sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá về công tác bảo vệ môi trường.

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.

Đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường các đối tượng phải lập báo cáo ĐTM:

  • Đối tượng lập báo cáo ĐTM cấp Bộ: Các dự án thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục III, Nghị định 40/2019/NĐ-CP;
  • Đối tượng lập báo cáo ĐTM cấp Sở: Các dự án thuộc đối tượng quy định tại Cột 3 Phụ lục II Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

Thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

 

 

Đối với dự án khai thác khoáng sản, trình trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định để cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản

  • Đối với dự án thăm dò, khai thác dầu khí, trình trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ

  • Đối với dự án đầu tư xây dựng, trình trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước)
  • Trường hợp dự án có cùng một cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và thẩm định thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công thi các hồ sơ nêu trên được trình đồng thời để thẩm định theo quy định;
  • Đối với các dự án khác không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này, trình trước khi quyết định đầu tư dự án.

Quy trình thực hiện

Thời gian thẩm định và phê duyệt báo cáo

  • Các dự án thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; riêng đối với các dự án thuộc danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa, Mục I, Nghị định 40/2019/NĐ-CP, thời hạn thẩm định không quá 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
  • Các dự án KHÔNG thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ TN&MT, thời hạn thẩm định tối đa là 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; riêng đối với các dự án thuộc danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục Iia, Mục I, Nghị định 40/2019/NĐ-CP, thời hạn thẩm định không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
  • Thời hạn thẩm định thông qua việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Đối với hồ sơ không hợp lệ sẽ có công văn trả lời trong vòng 10 ngày làm việc.

Một số hình ảnh

Hình 1: Đo đạc hiện trạng môi trường nền (lập báo cáo ĐTM)

Hình 2: Lấy mẫu nước thải (lập báo cáo ĐTM)

Hình 3: Lấy mẫu đất (lập báo cáo ĐTM)

Hình 4: Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

 

 

Dịch vụ